Liệu polyp túi mật có tự hết không cũng như khi nào phải phẫu thuật là vấn đề người mắc bệnh rất quan tâm. Đây là căn bệnh thường gặp với người trưởng thành, đồng thời tỷ lệ nữ giới bị bệnh cao hơn so với nam giới. Tuy hầu như các trường hợp polyp túi mật là lành tính, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chuyển thành căn bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm.
1. Polyp túi mật có tự hết không?
Theo ý kiến từ chuyên gia, bệnh polyp túi mật không thể tự biến mất hay tự hết được. Hiện nay, giải pháp tối ưu và nhanh chóng nhất cho tình trạng bệnh này là phẫu thuật cắt túi mật. Vì cho tới hiện tại cũng chưa có thuốc để điều trị hoàn toàn bệnh polyp túi mật.
Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp polyp túi mật (khoảng 95%) đều là lành tính như polyp viêm và polyp cholesterol. Chính vì thế, nếu là loại polyp túi mật lành tính và kích cỡ dưới 10mm thì chưa cần phải can thiệp y khoa. Thay vào đó, chỉ cần tùy chỉnh chế độ dinh dưỡng và lối sống nhằm kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên định kỳ khám sức khỏe để theo dõi sát sao tình hình của polyp có trong túi mật.
Đối với loại polyp túi mật có nguy cơ chuyển thành ác tính như polyp tuyến và cơ tuyến, bác sĩ sẽ thăm khám và dựa vào kích thước hay các đặc điểm khác (chân lan rộng, hình dáng,…) của polyp để xác định xem có cần phải phẫu thuật hay chưa.
2. Khi nào cần phải cắt polyp túi mật?
Sau khi đã nắm rõ liệu “polyp túi mật có tự hết không”, tuy đa phần polyp có trong túi mật là lành tính nhưng vẫn có 5% nguy cơ phát triển thành ung thư. Với polyp túi mật ác tính sẽ có một vài điểm khác so với polyp túi mật lành tính. Các trường hợp polyp bất thường, khả năng cao dẫn đến ung thư thường có các dấu hiệu sau:
- Polyp có kích cỡ lớn, khoảng từ 10mm trở lên.
- Polyp túi mật thường hình thành đơn độc, lẻ loi và không có cuống (chân lan rộng).
- Polyp kèm theo các tình trạng viêm túi mật mạn tính hay sỏi túi mật.
- Polyp túi mật phát triển một cách bất thường, nhanh và khó kiểm soát. Đồng thời, dễ lan rộng hay tăng sinh về số lượng cũng như kích thước chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
- Polyp túi mật xuất hiện ở những đối tượng lớn hơn 50 tuổi.
Trong các trường hợp này, người bệnh cần chú ý theo dõi sự phát triển của những khối polyp. Với loại polyp kích cỡ chưa lớn hơn 10mm thì chưa phải mổ, chỉ cần 3-6 tháng đi thăm khám định kỳ. Còn nếu nhận thấy khối polyp có các dấu hiệu về ác tính thì mới phải cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
Ngày nay, thường ứng dụng phương pháp nội soi để cắt bỏ túi mật nên sẽ không quá ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Phẫu thuật này xâm lấn tối thiểu, ít gây đau và giảm thiểu tối đa các biến chứng, người bệnh có thể hồi phục nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Polyp mũi có nguy hiểm không? Các biến chứng và điều trị
3. Lưu ý cần nhớ trong chế độ ăn uống, lối sống cho người có polyp túi mật
Để ngăn chặn việc tăng kích thước của các khối polyp, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đồng thời đảm bảo cơ thể hấp thu đầy đủ các loại chất dinh dưỡng thiết yếu.
3.1 Người mắc polyp túi mật nên ăn gì?
Ngoài việc lo lắng “polyp túi mật có tự hết không”, những ai mắc polyp túi mật cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất béo, chất đạm, rau xanh và tinh bột để giúp cơ thể hấp thu đủ lượng dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần chọn lựa loại thực phẩm vừa ngăn chặn sự phát triển của polyp, vừa có lợi cho sức khỏe.
- Chất béo: nhiều người thường nghĩ rằng khi mắc phải polyp túi mật cần cắt giảm lượng chất béo hoàn toàn vì hầu như các loại polyp được hình thành bởi cholesterol. Tuy nhiên điều này là không chính xác. Vì những loại chất béo tốt như omega-3, omega-6 góp phần kiểm soát tốt các cholesterol xấu. Những chất béo dồi dào omega này có nhiều trong đậu nành, bơ, dầu olive, quả hạch (óc chó, hồ đào, hạnh nhân,…), các loại cá biển (cá trích, cá hồi,…),…
- Chất đạm: có nhiều trong các loại thịt màu trắng như thịt heo, thịt gà không lấy phần da, cá,… hay các nguồn thực phẩm dồi dào lượng protein nguồn gốc từ thực vật như óc chó, lạc, đậu nành,…
- Các loại hoa quả tươi và rau xanh: là nguồn dồi dào vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hơn nữa, còn cung cấp chất xơ góp phần giảm thiểu vấn đề khó tiêu, đầy bụng gây ra bởi polyp túi mật. Các loại rau củ quả nên tích cực kết hợp vào khẩu phần ăn uống như súp lơ xanh, rau chân vịt, táo, bưởi, cam, củ cải đường,…
- Tinh bột: thay vì ăn cơm trắng như bình thường, nên bổ sung đa dạng loại tinh bột thông qua ngũ cốc (gạo lứt, lúa mạch, lúa mì, các loại đậu,…) nhằm bổ sung lượng vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ hòa tan, đồng thời giảm thiểu hấp thu lượng cholesterol có trong các bữa ăn.
3.2 Kiêng ăn gì khi mắc polyp túi mật?
Bên cạnh lo ngại “polyp túi mật có tự hết không”, để hạn chế các triệu chứng cũng như ngăn chặn khối polyp phát triển, bệnh nhân cần kiêng khem các loại thực phẩm sau:
- Sữa: nên tránh tiêu thụ hay hạn chế uống quá nhiều sữa, đặc biệt là khi có dấu hiệu đau hạ sườn phải khi mới uống sữa xong. Hơn nữa, thay vì uống sữa bò hay sữa nguyên kem, có thể thay bằng sữa hạt hay sữa tách kem.
- Thực phẩm có lượng chất béo xấu cao: các món đồ ăn nhanh, thức ăn qua chiên xào, da, mỡ hay nội tạng của động vật chứa khá nhiều lượng cholesterol, dễ gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng và khiến bệnh polyp túi mật nhanh tiến triển hơn.
- Các loại thức uống có chất kích thích (rượu bia, cà phê,…): nếu tiêu thụ thường xuyên hay quá nhiều dễ tăng các triệu chứng bệnh, đồng thời khiến các khối polyp có khả năng phát triển cao hơn.
3.3 Tập thể dục
Cần duy trì thói quen vận động, luyện tập đều đặn tối thiểu 30 phút mỗi ngày nhằm giúp ống mật chuyển động thuận lợi hơn và ngăn chặn tình trạng ứ đọng mật.
>>> Xem thêm: Polyp là gì? Các loại polyp và nguyên nhân, cách phòng ngừa
3.4 Thăm khám định kỳ
Với các trường hợp polyp túi mật chưa cần phải phẫu thuật, bệnh nhân nên định kỳ thăm khám, kiểm tra và theo dõi sự phát triển của các khối polyp:
- Với loại polyp có kích cỡ nhỏ hơn 6mm: định kỳ khám sức khỏe khoảng 6-9 tháng một lần.
- Với polyp có kích thước từ 6-9mm: định kỳ khám sức khỏe khoảng 3 tháng một lần.
- Đồng thời, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường như nôn, sốt, đau hạ sườn phải,… phải tái khám ngay và nói rõ tình trạng với bác sĩ.
Vậy là bạn đã nắm rõ liệu polyp túi mật có tự hết không cũng như khi nào cần can thiệp phẫu thuật. Tuy polyp túi mật không gây nhiều nguy hiểm với sức khỏe nhưng cũng không vì thế mà lơ là, chủ quan. Khi nhận thấy dấu hiệu có polyp trong túi mật, cần thăm khám bác sĩ sớm nhất, tuân theo phác đồ điều trị nhằm kiểm soát cũng như trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.