Polyp dạ dày là gì? Đây là căn bệnh có ít hay không có triệu chứng và thường phát hiện một cách tình cờ trong quá trình nội soi dạ dày. Tuy chỉ là loại bệnh lý lành tính, nhưng một số trường hợp có thể tiềm ẩn nguy cơ chuyển sang ung thư, do đó cần chẩn đoán nguyên nhân, đưa ra phương án điều trị cũng như cách kiểm soát hợp lý nhất.

1. Polyp dạ dày là gì?

Polyp dạ dày là các khối u lành tính hình thành và phát triển ở trên niêm mạc dạ dày. Hình dạng thường như cục u nhỏ hay một khối nổi lên từ bề mặt của niêm mạc dạ dày. Sự xuất hiện của polyp dạ dày có thể ở nhiều vị trí khác nhau ở trong dạ dày, đồng thời có hình dạng và kích thước khác nhau. Polyp dạ dày có khá nhiều loại, trong đó thường gặp nhất là polyp tuyến và polyp tăng sản.

Với polyp tuyến thường dễ có khả năng trở thành ác tính, vì vậy cần được theo dõi sát sao hơn. Còn polyp tăng sản thường hình thành khi kéo dài tình trạng viêm niêm mạc, khó có thể khả năng chuyển biến thành ung thư hơn.

Polyp dạ dày là gì? Đây thường là các khối u lành tính
Polyp dạ dày là gì? Đây thường là các khối u lành tính

2. Polyp dạ dày có các dạng nào?

Ngoài biết được polyp dạ dày là gì, hầu như polyp dạ dày hình thành từ lớp biểu môi, tuy nhiên một vài loại lại phát triển từ những lớp tế bào sâu hơn trong dạ dày. Chính vì thế, các dạng của polyp dạ dày có thể chia thành như sau:

2.1 Polyp tuyến đáy

Đây là loại polyp dạ dày phổ biến và hay gặp nhất, những tổn thương sẽ nằm ở phần đáy của dạ dày (gần thực quản hay ở phía trên). Nếu tình trạng bệnh kèm theo những hội chứng di truyền, cụ thể như polyp gần dạ dày như polyp tuyến gia đình (FAP) thì có nguy cơ chuyển biến thành ung thư cao hơn.

Polyp dạ dày là gì? Polyp tuyến đáy là loại thường gặp nhất
Polyp dạ dày là gì? Polyp tuyến đáy là loại thường gặp nhất

2.2 Polyp tăng sản

Đây là thể bệnh cũng khá thường gặp, liên quan nhiều tới bệnh lý viêm dạ dày. Loại polyp này thường ít hay hiếm khả năng chuyển thành ung thư, tuy nhiên có thể xuất hiện kèm với nhiều bệnh lý ung thư khác.

2.3 Khối u thần kinh nội tiết dạ dày (u carcinod)

Có nguồn gốc từ các nhóm tế bào có chức năng thần kinh nội tiết ở niêm mạc dạ dày. Loại polyp này chiếm khoảng 1% trong các thể bệnh polyp dạ dày và một số ít trường hợp có thể chuyển thành ác tính.

2.4 Polyp tuyến (Adenoma)

Chiếm khoảng 10% trong các thể bệnh polyp dạ dày, đồng thời đây cũng được xem là một dạng tiền ung thư rất thường gặp. Những khối polyp thường hình thành đơn độc hay lẻ tẻ bên trong dạ dày, hơn nữa còn có liên quan tới polyp tuyến gia đình (FAP).

2.5 Khối u mô đệm đường tiêu hóa (GIST)

Đây là một dạng tiền ung thư khá hiếm gặp của tình trạng polyp dạ dày. Bệnh hình thành là do những tổn thương nằm ở lớp sâu nhất trong niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh đó, một vài loại polyp dạ dày ít gặp khác như: Polyp Hamartomatous, Leiomyomas, polyp u xơ viêm.

Khối u mô đệm đường tiêu hóa thường rất hiếm gặp
Polyp dạ dày là gì? Khối u mô đệm đường tiêu hóa thường rất hiếm gặp

3. Triệu chứng nhận biết bệnh polyp dạ dày

Ngoài biết được polyp dạ dày là gì, cũng cần nắm rõ các biểu hiện của loại bệnh này như thế nào. Polyp dạ dày thường không thấy triệu chứng, chỉ có thể vô tình phát hiện khi nội soi kiểm tra các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Nhưng khi khối polyp có số lượng nhiều hay to hơn có thể xuất hiện các tình trạng sau: 

  • Đau bụng: polyp dạ dày sẽ gây viêm hay tổn thương dạ dày. Một vài trường hợp người bệnh hay đau bụng theo cơn, hơn nữa cơn đau nặng hơn khi ấn vào vùng bụng. Đồng thời, phụ thuộc vào tình trạng bệnh hay cơ địa của mỗi người mà cơn đau với mức độ nặng, nhẹ khác nhau.
  • Nôn mửa: sự tăng trưởng bất thương của lớp niêm mạc dạ dày sẽ khiến dạ dày và đường tiêu hóa có cảm giác nóng rát. Người bệnh polyp dạ dày sẽ buồn nôn, thậm chí nôn mửa sau bữa ăn, kèm theo dấu hiệu suy nhược, mệt mỏi và chán ăn.
  • Khó tiêu và đầy bụng: người bệnh khi ăn sẽ hay gặp cảm giác khó tiêu, chướng bụng. Việc cơ thể không hấp thu được đồ ăn sẽ gây sụt cân chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
  • Chảy máu trong: có thể gặp phải tình trạng nôn ra máu hay có máu trong phân. Việc dạ dày chảy máu kéo dài có thể gây thiếu máu mạn tính, dễ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, cơ thể xanh xao,… Ngoài ra, nếu chảy máu dạ dày quá nặng thì cần đưa người bệnh cấp cứu nhanh chóng để không gặp các rủi ro, biến chứng nguy hiểm.
Polyp dạ dày là gì? Thường có các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, chảy máu trong,...
Polyp dạ dày là gì? Thường có các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, chảy máu trong,…

4. Nguyên nhân gây ra căn bệnh polyp dạ dày

Có vô vàn nguyên nhân dẫn đến bệnh polyp dạ dày, trong đó phổ biến nhất phải kể đến:

  • Bệnh đa polyp tuyến gia đình: đây là hội chứng di truyền khá hiếm gặp và có thể dẫn đến polyp dạ dày.
  • Viêm dạ dày mãn tính: căn bệnh này cũng có thể gây ra bệnh polyp dạ dày. Nếu nguyên nhân đúng là do viêm dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ. 
  • Thường xuyên dùng các loại thuốc dạ dày: polyp cũng hay gặp ở người hay uống thuốc ức chế bơm proton nhằm điều trị dạ dày bị tiết dịch axit. Các polyp này thường khá nhỏ và không quá ảnh hưởng.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh polyp dạ dày
Polyp dạ dày là gì? Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh polyp dạ dày

5. Polyp dạ dày có nguy hiểm hay không?

Đa phần những polyp dạ dày thường không có triệu chứng hay rất khó để nhận biết. Thông thường, chỉ có thể nhận thấy polyp tồn tại khi thực hiện nội soi do nguyên nhân khác. Tiến trình này được bác sĩ chuyên khoa thực hiện bằng cách dùng một ống nhỏ có đèn sáng cùng máy thu hình, đưa vào qua miệng để kiểm tra niêm mạc của đường tiêu hóa, từ thực quản đi qua dạ dày rồi tới ruột non.

Đồng thời, các triệu chứng xuất hiện còn tùy thuộc vào kích thước hay loại polyp. Với các polyp lớn dễ gây nhiều triệu chứng hơn, nhưng thường không đặc hiệu như: thiếu máu mạn tính, đau bụng, nôn mửa, sụt cân,…

Bệnh polyp dạ dày có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào bản chất của loại polyp. Thường chỉ gây nguy hiểm khi chuyển thành khối u ác tính hay làm tăng khả năng mắc ung thư dạ dày. Do đó, bệnh nhân không nên lơ là hay chủ quan mà hay định kỳ thăm khám, kiểm tra sức khỏe nhằm phát hiện và điều trị sớm polyp dạ dày, ngăn chặn các rủi ro hay biến chứng không mong muốn.

Polyp dạ dày là gì và có gây nguy hiểm hay không?
Polyp dạ dày là gì và có gây nguy hiểm hay không?

6. Trường hợp nên thực hiện cắt bỏ polyp dạ dày

Sau khi đã nắm rõ polyp dạ dày là gì, thường khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn chi tiết về tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Từ đó, đưa ra lời khuyên có nên tiến hành cắt bỏ polyp dạ dày không. Sau đây là các trường hợp nên thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối polyp ở dạ dày:

  • Polyp tuyến đáy vị: với các polyp kích thước nhỏ thì không phải loại bỏ. Tuy nhiên, nếu khối polyp lớn hơn 1cm, kèm theo vết loét ở bề mặt thì nên thực hiện cắt bỏ và sinh thiết. Đó là bởi càng để kích thước polyp lớn dần thì nguy cơ phát triển thành ung thư rất cao.
  • Polyp dạng u tuyến: các khối polyp này thường liên quan tới bệnh viêm dạ dày mạn tính, vì thế nên phẫu thuật loại bỏ sớm. Sau đó, bệnh nhân vẫn cần tái khám thường xuyên, nội soi dạ dày mỗi năm 1 lần nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường.
  • Polyp tăng sản: các khối polyp này đa phần là lành tính và khả năng thấp có thể phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, vẫn cần thăm khám định kỳ nhằm theo dõi sát sao bệnh tiến triển như thế nào. Với trường hợp khối polyp ngày càng lớn dần thì nên thực hiện cắt bỏ.
  • Polyp tăng sản kích thước nhỏ hơn 0,5cm có nhiễm HP: với các trường hợp này phải điều trị trước vi khuẩn HP và chưa cần phẫu thuật bỏ đi polyp. Bên cạnh điều trị vi khuẩn HP, bác sĩ cũng song song theo dõi sự tồn tại của polyp có trong dạ dày.
Có một số trường hợp cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ polyp
Ngoài polyp dạ dày là gì, có một số trường hợp cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ polyp

7. Cách phòng ngừa bệnh polyp dạ dày

Các khối polyp dạ dày lúc hình thành thường là lành tính, nhưng dần theo thời gian, một vài trường hợp có thể tăng khả năng tiến triển thành ung thư. Ngoài nắm rõ polyp dạ dày là gì, việc phòng ngừa cũng vô cùng quan trọng, cụ thể:

  • Quản lý các yếu tố nguy cơ: thăm khám, xem xét và kiểm soát yếu tố có thể gây hình thành polyp trong dạ dày.
  • Dùng thuốc ức chế bơm proton cẩn thận: hạn chế dùng loại thuốc này và chỉ dùng khi có sự chỉ định từ bác sĩ.
  • Kiểm soát cân nặng: luôn giữ cân nặng ở mức ổn định nhằm giúp bảo vệ hệ tiêu hóa hiệu quả cũng như đảm bảo sức khỏe.
  • Định kỳ thăm khám, kiểm tra sức khỏe: nên thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện sớm và có hướng khắc phục polyp trong dạ dày ngay từ lúc đầu, hỗ trợ tiến trình điều trị thuận lợi hơn.
  • Trao đổi với bác sĩ: nói rõ với bác sĩ chuyên khoa về tiền sử bệnh cũng như các yếu tố di truyền nhằm xác định nguy cơ có thể dẫn đến polyp dạ dày.
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học: duy trì khẩu phần ăn uống hợp lý, lành mạnh và đa dạng, giúp cơ thể hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như trào ngược, khó tiêu,… 

Như vậy, polyp dạ dày là gì đã được giải thích kỹ càng, đây là tình trạng khá phổ biến và không gây vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần nhận biết từ sớm các dấu hiệu, đồng thời theo dõi thường xuyên để ngăn chặn các biến chứng không mong muốn, nhất là với ung thư nguy hiểm.

Nếu nhận thấy bất cứ yếu tố nào có liên quan tới bệnh polyp dạ dày, Điều trị Polyp khuyên bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời. Đồng thời, luôn bảo vệ sức khỏe dạ dày thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì lối sống khoa học cũng như áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *